Nghiệp vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công (vốn sự nghiệp)

ĐIỀU KIỆN SỬA CHỮA, BẢO TRÌ, CẢI TẠO, NÂNG CẤP, MỞ RỘNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT

(Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2017/
TT-BTC)

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

UBND TỈNH; UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

(Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021
của Bộ Tài chính)

1. Cơ quan nhà nước (không bao gồm cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

2. Đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam.

4. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan.

Dưới đây các đối tượng tại các khoản trên được gọi chung là cơ quan, đơn vị.

A. Đối với công trình sửa bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

1. Về chủ trương bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

2. Lập dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

3. Thẩm quyền phê duyệt dự toán.

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

5. Quyết toán.

B. Đối với công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố

1. Về chủ trương bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

2. Lập dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

3. Thẩm quyền phê duyệt dự toán.

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

5. Quyết toán.

A. Đối với công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

1. Về chủ trương bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:

Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh trong năm kế hoạch có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tổ chức lập biên bản khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình cần sửa chữa... có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư,…). Khi có biên bản khảo sát, thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh lập văn bản (kèm biên bản khảo sát) gửi Sở Tài chính có ý kiến về kinh phí làm cơ sở để cơ quan cấp tỉnh trình UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương. 

2. Việc giao dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

 Căn cứ chủ trương đã được chấp thuận của UBND tỉnh, cơ quan cấp tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tổng hợp chung vào dự toán gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán thực hiện.

 * Hồ sơ tài liệu kèm theo khi gửi cơ quan tài chính để thảo luận dự toán:

- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

* Kinh phí lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật, xây dựng dự toán bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị (Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính).

3. Thẩm quyền phê duyệt dự toán:

- Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng cơ quan cấp tỉnh lập dự toán kèm theo bản vẽ thiết kế (không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) gửi Sở Xây dựng thẩm định phê duyệt dự toán và bản vẽ thiết kế để tổ chức thực hiện duyệt theo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. 

- Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng cơ quan cấp tỉnh gửi Sở Xây dựng thẩm định dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; sau đó cơ quan cấp tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt theo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. 

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất: Theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

 5. Quyết toán kinh phí

Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm và các văn bản liên quan.

B. Đối với công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố (gọi là cấp huyện).

1. Về chủ trương bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:

Thủ trưởng cơ quan cấp huyện trong năm kế hoạch có nhu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tổ chức lập biên bản khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình cần sửa chữa... có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành (Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch). Khi có biên bản khảo sát, thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh lập văn bản (kèm biên bản khảo sát) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch có ý kiến về kinh phí làm cơ sở để cơ quan cấp huyện trình UBND huyện xem xét chấp thuận chủ trương. 

2. Việc giao dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

Căn cứ chủ trương đã được chấp thuận của UBND huyện, cơ quan cấp huyện lập dự toán kinh phí thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tổng hợp chung vào dự toán gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán thực hiện.

* Hồ sơ tài liệu kèm theo khi gửi cơ quan tài chính để thảo luận dự toán:

- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

* Kinh phí lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật, xây dựng dự toán bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị (Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính).

3. Thẩm quyền phê duyệt dự toán:

- Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng cơ quan, đơn vị lập dự toán kèm theo bản vẽ thiết kế (không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) gửi cấp thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt dự toán, thiết kế bản vẽ để tổ chức thực hiện. 

- Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, cơ quan cấp huyện gửi cấp thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật. 

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất: Theo quy định của Luật uật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

5. Quyết toán kinh phí

Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm và các văn bản 
liên quan.

* Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc liên hệ phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp (Sở Tài chính) - Điện thoại 02943. 865669 (Gặp Hùng)

Phòng Tài chính – Hành chính sự nghiệp

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 5
  • Trong tuần: 814
  • Tất cả: 2897923