Nghiệp vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

ĐIỀU KIỆN MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(Theo Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017)

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG

(Theo Nghị quyết số 63/2018/NQ-HĐND)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN (Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 ngày 18/9/2017 và Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11/11/2022 của Bộ Tài chính)

1. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.

2. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.

3. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm đối với các loại tài sản (Trừ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết số 63/2018/NQ-HĐND):

Danh mục tài sản đề nghị mua sắm có mức giá dự toán từ 500 triệu đồng trở lên.

1. Về chủ trương mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

(Click để xem)

2. Về thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm

(Click để xem)

3. Về lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự toán mua sắm

(Click để xem)

2. Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định mua sắm tài sản của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (trừ quy định tại tiết b.2 điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị quyết số 63/2018/NQ-HĐND)

Đối với danh mục tài sản đề nghị mua sắm có mức giá dự toán dưới 500 triệu đồng

* Trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền mua sắm của thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện

(Click để xem)

 

 

* Trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền mua sắm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

(Click để xem)

3. Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc đơn vị dự toán cấp tỉnh, thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mua sắm (trừ quy định tại khoản 3 Điều 5)

Đối với danh mục tài sản đề nghị mua sắm có mức giá dự toán dưới 100 triệu đồng để phục vụ hoạt động tại cơ quan, đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc (nếu có)

4. Thủ trưởng các Bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực, các Trung tâm Y tế thuộc Sở Y tế và các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định (trừ quy định tại khoản 3 Điều 5)

Đối với danh mục tài sản đề nghị mua sắm có mức giá dự toán dưới 500 triệu đồng

A. Đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định

1. Về chủ trương mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ:

Bước 1. Đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ lập hồ sơ đề nghị gửi:

- Cơ quan cấp trên (nếu có) xem xét để thực hiện Bước 2.

- Sở Tài chính (trường hợp cơ quan cấp trên là UBND tỉnh) xem xét để thực hiện Bước 3.

Bước 2. Thủ trưởng các cơ quan cấp trên xem xét, xử lý như sau:

- Trường hợp đề nghị mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của đơn vị cấp dưới phù hợp với quy định thì phát hành văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét (thực hiện Bước 3).

- Trường hợp đề nghị mua tài sản, hàng hóa, dịch vụ của đơn vị cấp dưới chưa phù hợp với quy định thì có văn bản phản hồi cho đơn vị cấp dưới nghiên cứu, điều chỉnh và thực hiện lại Bước 1.

Bước 3. Sở Tài chính xem xét, xử lý như sau:

- Trường hợp đề nghị mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của đơn vị phù hợp với quy định thì Sở Tài chính có văn bản thống nhất với đơn vị để làm cơ sở trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương.

- Trường hợp đề nghị mua tài sản, hàng hóa, dịch vụ của đơn vị chưa phù hợp với quy định thì Sở Tài chính có văn bản phản hồi cho đơn vị nghiên cứu, điều chỉnh.

Bước 4. Trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét về chủ trương:

- Sau khi có văn bản thống nhất của Sở Tài chính, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (hoặc cơ quan cấp trên (nếu có)) trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét.

- Sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chủ trương mua sắm, đơn vị thực hiện trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt như hướng dẫn dưới đây. 

2. Về thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản chấp thuận chủ chương của cấp thẩm quyền;

+ Tờ trình về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của đơn vị.

+ Dự toán chi tiết.

+ Cơ sở để lập dự toán chi tiết (Chứng thư thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp) (Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11/11/2022 của Bộ Tài chính).

+ Các hồ sơ khác có liên quan khác (nếu có).

- Trình tự, thủ tục thực hiện:

Bước 1. Đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ lập văn bản đề nghị gửi:

- Cơ quan cấp trên (nếu có) xem xét để thực hiện Bước 2.

- Sở Tài chính (trường hợp cơ quan cấp trên là UBND tỉnh) xem xét để thực hiện Bước 3.

Bước 2. Thủ trưởng cơ quan cấp trên xem xét, xử lý như sau:

- Trường hợp đề nghị thẩm định và phê duyệt dự toán của đơn vị cấp dưới phù hợp với quy định thì phát hành văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét (thực hiện Bước 3).

- Trường hợp đề nghị thẩm định và phê duyệt dự toán của đơn vị cấp dưới chưa phù hợp với quy định thì có văn bản phản hồi cho đơn vị cấp dưới nghiên cứu, điều chỉnh và thực hiện lại Bước 1.

Bước 3. Sở Tài chính tiếp nhận, xử lý đề nghị của đơn vị.

- Trường hợp hồ sơ của đơn vị đầy đủ, phù hợp quy định:

+ Sở Tài chính ban hành quyết định phê duyệt dự toán mua sắm (trong phạm vi được ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).

+ Hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

- Trường hợp hồ sơ của đơn vị chưa đầy đủ hoặc đầy đủ nhưng chưa phù hợp với quy định, Sở Tài chính có văn bản phản hồi cho đơn vị nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung.

3.Về lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự toán mua sắm.

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của đơn vị (lập theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

+ Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp thẩm quyền.

+ Các hồ sơ khác có liên quan khác (nếu có).

- Trình tự, thủ tục thực hiện:

Bước 1. Đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ lập hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gửi:

- Cơ quan cấp trên (nếu có) xem xét để thực hiện Bước 2.

- Sở Tài chính (trường hợp cơ quan cấp trên là UBND tỉnh) xem xét để thực hiện Bước 3.

Bước 2. Thủ trưởng cơ quan cấp trên xem xét, xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của đơn vị cấp dưới đầy đủ, phù hợp với quy định thì phát hành văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét (thực hiện Bước 3).

- Trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của đơn vị cấp dưới chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với quy định thì có văn bản phản hồi cho đơn vị cấp dưới nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện lại Bước 1.

Bước 3. Sở Tài chính tiếp nhận, xử lý đề nghị của đơn vị.

- Trường hợp hồ sơ của đơn vị đầy đủ, phù hợp quy định:

+ Sở Tài chính ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (trong phạm vi được ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).

+ Hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

- Trường hợp hồ sơ của đơn vị chưa đầy đủ hoặc đầy đủ nhưng chưa phù hợp với quy định, Sở Tài chính có văn bản phản hồi cho đơn vị nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung.

Bước 4. Tổ chức thực hiện lựa chọn nhà nhầu.

Đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, sau khi có Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp thẩm quyền; tiến hành tổ chức lựa chọn và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

B. Trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền mua sắm của thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện.

(Áp dụng cho các trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị mua sắm từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng của các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, ngành tỉnh; các đơn vị dự toán cấp huyện; UBND xã, phường thị trấn)

Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện các nội dung sau:

- Trình cơ quan cấp trên hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét chấp thuận chủ trương.

- Trường hợp được chấp thuận chủ trương đơn vị lập hồ sơ phê duyệt dự toán mua sắm trình cơ quan cấp trên hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện quyết phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

- Sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm, đơn vị lập hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình cơ quan cấp trên hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt.

- Sau khi có Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp thẩm quyền. Đơn vị tiến hành tổ chức lựa chọn và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

* Hồ sơ, thủ tục của các bước trên thực hiện tương tự như mục A

C. Trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền mua sắm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Thủ trưởng cơ quan có nhu cầu mua sắm tự tổ chức và thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt các nội dung sau:

- Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

- Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

- Tổ chức lựa chọn và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

* Hồ sơ, thủ tục của các bước trên thực hiện tương tự như mục A.

* Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc liên hệ phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp (Sở Tài chính) - Điện thoại 02943. 865669 (Gặp Hùng)

Phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 25
  • Trong tuần: 959
  • Tất cả: 2897848